Văn Chương Sài Gòn 1881 - 1924 - Tập 4: Du Ký Và Những Truyện Khác

    Nhà xuất bản:NXB Văn hóa Văn nghệ
    Tác giả:Trần Nhật Vy
    Hình thức bìa:Bìa Mềm
  • Chính sách đổi trả 
    Đổi trả sản phẩm trong 30 ngày
    Xem thêm
    Ưu đãi liên quan
    MÃ GIẢM 50K - ĐƠN HÀNG TỪ 500K
    Chi tiết
    Không Áp Dụng Cho Phiếu Quà Tặng, Sách Giáo Khoa và Giấy Photo
    MÃ GIẢM 100K - ĐƠN HÀNG TỪ 1TR
    Chi tiết
    Không Áp Dụng Cho Phiếu Quà Tặng, Sách Giáo Khoa và Giấy Photo
    SHOPEEPAY: GIẢM 15K CHO ĐH TỪ 150K
    Chi tiết
    Nhập mã "SPPFHS05": Giảm 15K cho ĐH 150.000Đ - Nhập mã tại SHOPEEPAY - Số lượng có hạn
    Xem thêm Mã
    MÃ GIẢM 50K - ĐƠN HÀNG TỪ 500K
    Chi tiết
    Không Áp Dụng Cho Phiếu Quà Tặng, Sách Giáo Khoa và Giấy Photo
    MÃ GIẢM 100K - ĐƠN HÀNG TỪ 1TR
    Chi tiết
    Không Áp Dụng Cho Phiếu Quà Tặng, Sách Giáo Khoa và Giấy Photo
    MÃ GIẢM 10K - ĐƠN HÀNG TỪ 120K
    Chi tiết
    Không Áp Dụng Cho Phiếu Quà Tặng, Sách Giáo Khoa và Giấy Photo
    Xem thêm Mã
    SHOPEEPAY: GIẢM 15K CHO ĐH TỪ 150K
    Chi tiết
    Nhập mã "SPPFHS05": Giảm 15K cho ĐH 150.000Đ - Nhập mã tại SHOPEEPAY - Số lượng có hạn
    ZALOPAY: GIẢM 10K CHO ĐƠN HÀNG TỪ 300K
    Chi tiết
    Nhập mã "ZLPFHS": Giảm 10K cho ĐH 300K(Áp dụng cho khách đã từng thanh toán bằng ZaloPay )
    ZALOPAY: HOÀN 30K CHO ĐH 60K
    Chi tiết
    Hoàn ngay 30K cho đơn hàng 60K, áp dụng cho KH lần đầu thanh toán bằng ví Zalopay trả sau
    Xem thêm Mã
    Có thể áp dụng nhiều mã
    Áp dụng tối đa 1 mã giảm giá
    và 1 mã freeship
    Sản phẩm liên quan
    Fahasa Giới Thiệu
    Sản phẩm cùng mua
    Thông tin sản phẩm
    Mã hàng 9786046858010
    Nhà Cung Cấp NXB Tổng Hợp TPHCM
    Tác giả Trần Nhật Vy
    NXB NXB Văn hóa Văn nghệ
    Năm XB 2019
    Trọng lượng (gr) 550
    Kích Thước Bao Bì 15.5 x 22.5 cm
    Số trang 514
    Hình thức Bìa Mềm
    Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Du Ký bán chạy của tháng
    Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,...
    Chính sách khuyến mãi trên Fahasa.com không áp dụng cho Hệ thống Nhà sách Fahasa trên toàn quốc

    Văn chương Sài Gòn 1881 - 1924 - tập 4: Du ký và Những truyện khác

    Lời nói đầu

    Du ký là thể loại văn học quốc ngữ không mới. Thể văn nầy vừa mang tính văn học vừa mang chất báo chí. Đây là thể loại văn khá hấp dẫn bởi nó cung cấp cho người đọc nhiều cái mới, lạ thông qua cái nhìn của người viết. Ông bà ta có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Để chia sẻ được cái sàng khôn ấy cho nhiều người, đòi hỏi người viết phải đi nhiều, biết nhiều, kiến văn phong phú, có sự quan sát sắc bén, lạ ở nhiều góc độ và tất nhiên cách hành văn cũng phải hấp dẫn nữa. Nếu không thì dễ biến thành “đi xa tha hồ nói dóc”.

    Trong văn quốc ngữ, tập du ký đầu tiên chính là cuốn Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876 của ông Trương Vĩnh Ký. Dù chưa thật là văn vẻ lắm và vẫn còn mang dáng dấp của một bản “ghi chép gọn”, mà có người cho rằng đây là một “báo cáo” song chúng tôi vẫn xếp Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876 trong vòng tay “sáng tác văn học của Sài Gòn” bởi đây là cuốn sách du ký mở đầu cho mọi cuốn sách du ký về sau nầy.

    Người viết du ký bằng chữ quốc ngữ thứ hai chính là ông Trương Minh Ký, học trò ruột của ông Trương Vĩnh Ký, với cuốn Như Tây Nhựt Trình in tại Sài Gòn năm 1880. Song cuốn nầy chúng tôi không đưa vào sách nầy vì Như Tây Nhựt Trìnhviết bằng văn vần! Và sẽ dành lại cho phần sau của loạt Văn Chương Sài Gòn 1881-1924, phần văn vần.

    Thể loại du ký trong văn học thuở ban đầu của Sài Gòn không nhiều. Có thể do vấn đề giao thông chưa thuận tiện như sau nầy hoặc các tác giả không thích viết loại hình nầy? Mặt khác, có nhiều tác phẩm du ký được viết bằng văn vần, một thể văn rất phổ biến ở nước ta trước đây, mà chúng tôi để qua cuốn sau (tập 5) để các bạn đọc thuận tiện theo dõi. Vì vậy, sách ban đầu dự kiến chỉ chép riêng về các tác phẩm du ký phải thay đổi và có thêm cái đuôi “Những truyện khác”.

    Những truyện trong cuốn sách nầy chủ yếu chép từ hai tờ báo Nam Kỳ Địa Phậnvà Trung Lập Báo. Chúng tôi cũng tham khảo một số tự điển như Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Tầm nguyên từ điển của Bửu Kế.

    Đọc du ký xưa từ hơn trăm năm trở lại đây, chúng ta sẽ hiểu thêm được cảnh quan, xã hội, lối sống và con người thuở ấy. Hiểu thêm được những nghĩ suy và cách ứng phó của họ trước thiên nhiên và người khác. Đồng thời cũng hiểu thêm sự thay đổi cũng như phát triển của cảnh quan, của xã hội chung quanh ta. Những điều nầy rất có ý nghĩa về mặt lịch sử lẫn văn hóa. Du ký không phải là những ghi chép lịch sử nhưng trong các tác phẩm du ký vẫn mang nặng những dữ liệu lịch sử rất đáng để nghiên cứu, quan tâm. Chữ nghĩa thuở ban đầu của quốc ngữ còn rất nhiều từ ngữ so với ngày nay và mang đặc trưng của tiếng nói Sài Gòn. Cũng như những cuốn trước, chúng tôi sẽ bỏ vào ngoặc [] những chữ xưa có cùng nghĩa với những chữ ngày nay. Riêng các từ ngữ, hoặc các chữ quá lạ thì chú thích riêng ở chân trang. Để đỡ mất công cho các bạn đọc, chúng tôi đã chú giải một phần song e rằng không thể nào làm đầy đủ được. Do vậy, đọc truyện xưa mong các bạn hãy dụng công tìm hiểu thêm tiếng nói của người Sài Gòn để hiểu được toàn bộ nội dung.


    Với tinh thần cầu thị, người sưu tầm rất mong được bạn đọc góp ý.
    Tháng 4-2019
    TRẦN NHẬT VY

    Trích:

    Phong tục
    Trong tứ dân đều chuyên nghề cả, mà nông thì bội hơn.
    Chốn thiềng [thành] thị thì công thương tụ, có lộn Ngô Khách 4

    Đàn ông còn trai hay ngồi quán ngồi lều trà rượu ăn chơi, còn việc cày cấy thì nhờ đờn bà con gái làm.
    Đàn ông ăn mặc cũng thường, điều áo vắn1tới đầu gối, đầu hay đội nón ngựa, bịt khăn đen.
    Đàn bà mặc áo có thắt lưng làm bìu (bọc), yếm đỏ, không gài nút nịt, nút vai thả không ra mà thôi, đầu đội nón giâu [dâu] (ba tầm), lớn gần bàng cái nia, hai bên có hai quai tụi vấn toòng teng, đầu vấn ngang, lấy lượt nhiễu vấn tóc mà khoanh vấn theo đầu. (có một làng Kẻ Lỏi có đàn bà bới tóc); Dưới mặc váy, chân đi dép sơn; nước da mịn màng trắng trẻo, má hồng, da ửng, gót son, phốp pháp người; răng nhuộm đen cánh gián.

    Thói trật áo thắt lưng là nhơn bởi trời đông thiên rét lạnh; đàn bà có con, cho bú một lần phải mở nhiều áo khó lòng, nên để luôn như vầy. Còn thắt lưng thì cũng là vì lạnh; con gái thấy vậy cũng bắt chước làm theo, mùa nào mùa nấy cũng để luôn như vậy mà thành tục.
    Ngày tư ngày Tết, hay đơm thần quải tổ, mở tiệc ăn chơi, hát xướng, phụ tiên kỳ thần. Việc tang lễ hay làm trọng thể xa xí quá. Nên Tàu có lời rằng: “Sanh ư Quảng Đông, tử tại Hà Nội, gia quan ư Triều Tuyển”.

    4.  Ngô Khách: người Hoa, người Tàu

    1.  Vắn: ngắn, cụt.

    Xem Thêm
    Đánh giá sản phẩm
    0/5
    (0 đánh giá)
    5 sao
    0%
    4 sao
    0%
    3 sao
    0%
    2 sao
    0%
    1 sao
    0%

    Chỉ có thành viên mới có thể viết nhận xét.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký.

    • Gợi ý dành riêng cho bạn
    • Sách đang theo dõi