Xác nhận số điện thoại
Nhận xét
-
Nhận xét bởi Obook Editor, vào ngày 19/03/2019
Review sách Pháo Đài Số
-
Thành thật mà nói, Dan Brown đã bước đến đỉnh vinh quang trong việc sáng tác những siêu phẩm. Chẳng còn gì để bàn cãi về khả năng truyền tải cũng như khối lượng tri thức mà Dan Brown đã trau chuốt vào tác phẩm của ông. Những năm mình học cấp 2, cấp 3, các tác phẩm của ông, đặc biệt là Mật Mã Davinci gây ra một cơn sốt. Mỗi khi đến hiệu sách, người ta nhìn thấy sách của ông dày cộp, toàn ít nhất là hơn 600 trang, giá không rẻ mà lại luôn là best seller. Nhưng lúc ấy mình còn nhỏ quá, không tiền và cũng không đủ “não” để đọc, mình chỉ ngước nhìn với sự ngưỡng mộ. Bẵng đi một thời gian, mình quen với việc Dan Brown là 1 tác giả lớn nhưng lại…vô duyên với mình cho đến đợt này khi sách của ông được sale 50%. Hốt vội 3 cuốn và với tâm thế, kể cả có khó hiểu thì cũng sẽ cố đọc dần. Cuốn đầu tiên mình đọc là Pháo Đài Số và mọi ấn tượng ban đầu của mình về Dan Brown được đánh tung đi hết.
Thế giới tình báo…không chỉ là bắn giết
Trong mắt của những đứa mê Jame Bond như mình thì tình báo được định nghĩa siêu đơn giản. Là làm điệp viên á, trà trộn vào lòng địch, khai thác thông tin, bắn thông tin về quân mình sau đó bắn bòm bòm, bùm bùm =))). Đặc biệt điệp viên phải là trai xinh gái đẹp và thể nào cũng có vài cảnh bỏng cả mắt. Đùa chứ, cái khái niệm về tình báo này chắc là từ thời các cụ nhà mình rồi. Cùng đọc lại xem, hoạt động tình báo là gì nhé:
Tình báo là hoạt động điều tra, thu thập, nghiên cứu, tổng hợp, xử lý những tin tức, tư liệu bí mật về quân sự, chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ… của đối phương. Theo quy mô, có tình báo chiến lược, tình báo chiến dịch, tình báochiến thuật, tình báo kinh tế.
Chính vì thế, khi đọc cái tựa Pháo Đài Số mình cứ lơ nga lơ ngơ vì rõ ràng là chủ đề tình báo mà số số má má gì vậy trời. Ai ngờ, Pháo Đài Số mới chính là cốt lõi của tình báo. Túm lại là thế giới tình báo họ không có viết khơi khơi ra I love you như chúng ta mà sẽ viết bằng con số, con chữ, ký tự…Làm sao để tạo thành mật mã,
Khi cỗ máy bẻ khóa mật mã dường như bất khả chiến bại của mình gặp phải một đoạn mã bí hiểm không thể phá vỡ, NSA phải cho gọi trưởng nhóm chuyên gia giải mã Susan Fletcher, một nhà toán học rất xinh đẹp và thông minh tới. Điều Susan khám phá ra sau đó đã gây sốc cho giới quyền lực: NSA đang bị đe dọa, không phải bằng súng hay bom mà là bằng một đoạn mã cực kỳ phức tạp mà nếu để phát tán ra sẽ có thể làm sụp đổ tòa bộ ngành tình báo Hoa Kỳ.
Cũng nghe người ta nói từ lâu là đọc sách của Dan Brown giống như xem phim điện ảnh, ai mê phim điện ảnh đều mê các tác phẩm của ông. Bây giờ mình mới thấy sự chí lý. Các khung cảnh trong Pháo Đài Số được diễn ra song song, một bên là cảnh Susan tại NSA, một bên là cảnh David bên Tây Ban Nha. Mỗi bên đều đang có những sự kiện nguy hiểm xảy ra. Với mạch truyện nhanh, kịch tính đến liên tục, các tác phẩm của Dan Brown nói chung và Pháo Đài Số nói riêng đều xứng đáng được dựng thành phim. Không biết sau Mật mã Davinci, Hỏa Ngục, Thiên thần và ác quỷ thì Pháo Đài Số và Biểu tượng thất truyền có được dựng thành phim không? Nhưng dù thế nào đi nữa, đọc sách của Dan Brown cũng quá sức “mãn nhãn” với từng con chữ rồi.
Tại sao mình gọi Pháo Đài Số là cánh cổ mở vào thế giới của Dan Brown?
Vì Pháo Đài Số là tác phẩm đầu tay của Dan Brown, nói là non tay nhất cũng đúng.
Nếu bạn bắt đầu với Dan Brown mà cứ lo lắng trước các luồng ý kiến như “Một kho kiến thức trí tuệ”, “tư duy logic sắc sảo”…thì chúc mừng bạn, Pháo Đài số xứng đáng là điểm khởi đầu của bạn vì chỉ cần một chút kiến thức công nghệ thông tin để mường tượng, bạn có thể hiểu được tác phẩm này. Nói chung, Pháo Đài số là cuốn tiểu thuyết dễ đọc nhất của Dan Brown. Thật tuyệt vời khi bạn có thể mở lòng mình với một tác giả lớn của thời đại thay vì lo lắng mình có thể “hấp thụ” được không?
Cũng có ý kiến cho rằng, nên đọc Pháo Đài số trước Mật Mã Davinci vì nếu mà đọc sau sẽ thấy Pháo Đài Số rất chán. Nhưng dù là ý kiến gì đi nữa thì đều nghiêng về chọn Pháo Đài Số là tác phẩm đầu tiên để bước vào thế giới điện ảnh trên trang chữ của Dan Brown.
Mạch truyện của Pháo Đài Số mạch lạc và logic, diễn biến nhanh và khá bất ngờ. Tuy nhiên, miêu tả tâm lý nhân vật còn chưa đạt đến độ sâu. Và người đáng lẽ phải là linh hồn của tác phẩm, Susan Fletcher lại bị mờ. Chính nhân vật sếp của Susan tưởng là phụ nhưng là người xoay chuyển câu chuyện, mọi tình tiết đều liên quan tới những quyết định của ông ta. Tuy nhiên chê thì cứ chê chứ tác phẩm đầu tay như thế đã là quá đỉnh.