Power Vs Force - Trường Năng Lượng Và Những Yếu Tố Ẩn Quyết Định Hành Vi Của Con Người

    Nhà cung cấp:Thái Hà
    Tác giả:David R Hawkins
    Nhà xuất bản:NXB Thế Giới
    Hình thức bìa:Bìa Cứng
  • Chính sách đổi trả 
    Đổi trả sản phẩm trong 30 ngày
    Xem thêm

    Sản phẩm tạm hết hàng

    Sản phẩm liên quan
    Fahasa Giới Thiệu
    Sản phẩm cùng mua
    Thông tin sản phẩm
    Mã hàng 8935280911178
    Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà
    Tác giả David R Hawkins
    Người Dịch Phạm Nguyên Trường
    NXB NXB Thế Giới
    Năm XB 2022
    Trọng lượng (gr) 500
    Kích Thước Bao Bì 24 x15.5 x 3 cm
    Số trang 398
    Hình thức Bìa Cứng
    Sản phẩm hiển thị trong
    Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Tâm lý bán chạy của tháng
    Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,...
    Chính sách khuyến mãi trên Fahasa.com không áp dụng cho Hệ thống Nhà sách Fahasa trên toàn quốc

    Power Vs Force - Trường Năng Lượng Và Những Yếu Tố Ẩn Quyết Định Hành Vi Của Con Người

    Tiến sĩ, bác sĩ tâm thần, nhà nghiên cứu nhận thức và giảng viên tâm linh nổi tiếng người Mỹ, ông David R.Hawkins (1927–2012), đã chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa bệnh tật của con người và những suy giảm năng lượng trong cơ thể, đến từ những tư tưởng tiêu cực. Kết quả nghiên cứu được ông trình bày trong cuốn sách bán chạy nhất của mình- “Power vs Force - Trường năng lượng và những nhân tố quyết định tinh thần, sức khỏe con người”.

    Theo đó, mỗi người có một tần số rung động hay mức năng lượng khác nhau tùy theo cảnh giới tinh thần của họ, nằm trong khoảng từ 1 đến 1000. Ví dụ như:

    Vui vẻ, thanh tĩnh: 540

    Lý tính, thấu hiểu: 400

    Khoan dung độ lượng: 350

    Hy vọng lạc quan: 310

    Tự cao, khinh thường: 175

    Căm ghét, thù hận: 150

    Dục vọng, khao khát: 125

    Sợ hãi, lo lắng: 100

    Đau buồn, tiếc nuối: 75

    Thờ ơ, tuyệt vọng: 50

    Nhục nhã, hổ thẹn: 20

    Ông cho biết những người không được thương yêu hay có tư tưởng tiêu cực, oán giận, chỉ trích, hận thù người khác hoặc sống ích kỷ đều có tần số rung động thấp. Trong quá trình trách móc, hận thù người khác sẽ làm tiêu hao rất nhiều năng lượng của họ và nó cũng tạo ra nhiều áp lực trên cơ thể vì thế tần số rung động sẽ giảm và những người này có nguy cơ bị mắc rất nhiều loại bệnh. Tần số rung động chính là từ trường mà mọi người thường hay nói.

    Lấy ví dụ một người vô gia cư. Anh ta thường cảm thấy thất vọng, tự ti, mặc cảm, chỉ muốn buông xuôi thì tần số rung động chỉ ở mức 20. Tuy nhiên cách nhìn của người xung quanh đối với người vô gia cư này sẽ chỉ rõ tần số rung động của họ ở mức nào. Có người thì cho rằng người vô gia cư kia nghiện ngập và nếu cho tiền thì anh ta cũng đem mua rượu hay cung phụng cho cơn ghiền mà thôi. Họ nghĩ những người vô gia cư không nên tồn tại. Tư tưởng này cho thấy tần số rung động của họ cũng chỉ ở mức 20. Điều thú vị là 2 hoàn cảnh này dường như trái ngược nhau nhưng tần số rung động lại tương đương. Lại cũng có người khác muốn tránh xa người vô gia cư vì có cảm giác sợ sệt hay vô cảm thì tần số rung động cũng chỉ ở mức từ 50-100.

    Từ bi, giác ngộ là cảnh giới cao

    Cũng theo Tiến sĩ Hawkins, tần số rung động cao nhất mà ông đã quan sát được là 700, tần số trên 700 là những người thuộc hàng đã ở trong cảnh giới giác ngộ, tu hành đắc đạo, tràn đầy từ bi. Năng lượng của họ rất phong phú đầy đủ, khi họ xuất hiện có thể ảnh hưởng tới từ trường của vùng xung quanh.

    Tiến sĩ Hawkins lấy ví dụ về nữ tu sĩ Thiên Chúa giáo Teresa. Khi bà xuất hiện trong buổi lễ trao giải Nobel Hòa Bình, bầu không khí trong toàn hội trường rất hòa ái tốt đẹp, tần số rung động cũng rất cao. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân vì tần số rung động của bà làm cho tất cả mọi người trong hội trường đều cảm nhận được nguồn năng lượng đó và chịu ảnh hưởng theo.

    Tần số năng lượng là chìa khóa cho sức khỏe, hạnh phúc

    Tiến sĩ, bác sĩ David Hawkins đã điều trị rất nhiều bệnh nhân đến từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi ngày ông đều tiếp xúc hơn một nghìn bệnh nhân, nhiều khi quá tải, ông đều phải nhờ đến vị trợ lý của mình. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân, ông đã biết người đó tại sao mắc bệnh, là vì ông không thể tìm thấy bất kể sự ‘yêu thương’ nào toát ra từ người đó, chỉ toàn là đau khổ và tuyệt vọng bao trùm khắp thân.

    Trải qua một loạt các trường hợp thực chứng, Tiến sĩ Hawkins đúc kết ra rằng: những người bị mắc bệnh vì trong nội tâm họ có suy nghĩ tiêu cực.

    Nếu tần số rung động của một người từ 200 trở lên thì người đó không mắc bệnh. Những người hay bệnh tật thường có tần số rung động thấp hơn 200. Vậy những ý niệm tiêu cực này là gì? Đó chính là những suy nghĩ thích chỉ trích người khác, khi họ chỉ trích người khác sẽ tiêu hao lượng lớn năng lượng của tự thân, do vậy tần số rung động của họ tụt xuống dưới mức 200. Những người này rất dễ mắc bệnh, mỗi người có thể mắc một loại bệnh khác nhau.

    Tiến sĩ Hawkins cho biết, ông đã trải qua trên hàng chục nghìn trường hợp để kiểm chứng điều này và kết quả đều thống nhất như nhau.

    Tần số rung động trong xã hội hiện đại

    Tiến sĩ Hawkins cũng cung cấp những thực tế thú vị mà ít người biết về tần số rung động dưới đây:

    85% dân số trên toàn thế giới có tần số rung động ở mức dưới 200.

    Tần số rung động cao gắn với sự khỏe mạnh, tần số rung động thấp gây ra trạng thái ốm yếu/bệnh tật. Từng suy nghĩ, cảm xúc, lời nói, hành động, cũng như mỗi khoảnh khắc mà con người trải qua trong ngày đều đi về một trong hai hướng nêu trên.

    Sách, thực phẩm, nước uống, quần áo, người, động vật, các tòa nhà, xe hơi, phim ảnh, thể thao, âm nhạc… đều có thể hiệu chỉnh tần số rung động từ thấp lên cao.Hầu hết phim ảnh sẽ làm suy yếu những người xem chúng bằng cách đưa các mức năng lượng xuống dưới 200.
    Những cuốn sách/tri thức mang tần số rung động cao: Kinh Vệ Đà (910), sử thi Ramayana (810), giáo lý Thiền (795), sử thi Mahabarata (780), Tâm Kinh và Kinh Pháp Hoa (cùng 780), Kinh Koran và Kinh Kim Cương (cùng 700)…

    Bởi vậy xuất phát từ góc độ là một bác sĩ tâm lý, Tiến sĩ Hawkins khuyên mọi người nên có chính niệm, suy nghĩ lạc quan… Điều này rất quan trọng và có thể mang đến cho bạn những lợi ích đáng kinh ngạc.

    Nhiều chuyên gia có cùng quan điểm với David R.Hawkins, là chế độ ăn kiêng và tập thể dục không phải là yếu tố quan trọng nhất để có tuổi thọ. Tiến sĩ Elizabeth Blackburn, người đoạt giải Nobel năm 2009 về sinh lý học, tổng kết các yếu tố sống thọ: Nếu bạn muốn sống hơn 100 năm, chế độ ăn uống hợp lý chiếm 25%, các yếu tố khác 25%, trong khi cân bằng tâm lý chiếm 50%.

    ---

    Thập niên 1990, cuộc đời của David R.Hawkins đã rẽ sang một bước ngoặt không ngờ. Đáp ứng niềm mong mỏi của bạn bè và người thân yêu, những người đã nhận ra tầm quan trọng của cuốn sách này với thế giới, ông đã tự xuất bản cuốn Power vs. Force: Anatomy of Consciousness (Sức mạnh và lực: Giải phẫu ý thức) vào năm 1995. Ông phân vân khi quyết định đứng tên tác giả cho cuốn sách; thực tế, nó là tác phẩm của không chỉ bản thể cá nhân ông.

    Power vs. Force đã được dịch ra 25 thứ tiếng và đã bán được trên một triệu bản. Tiếp theo đó là hơn 10 cuốn sách với hàng trăm bài giảng, các cuộc phỏng vấn truyền thanh, và công tác tổ chức Nhóm nghiên cứu Hawkins trong hầu hết các thành phố lớn trên khắp thế giới, từ Seoul tới Cape Town hay Los Angeles.

    Cuốn sách này đã đem đến một bước đột phá lớn lao cho tinh thần con người, phác ra những chiều kích ý thức mà trước đây chỉ những người có khả năng thần bí mới biết tới. Những con người có thiên khiếu trực nhận Thực tại (hay cách gọi gì chăng nữa) như thế, luôn luôn khẳng định vai trò trung tâm của cái “vô hình”.

    --

    MỤC LỤC

    Lời giới thiệu cho lần xuất bản đầu tiên

    Lời tựa cho lần xuất bản đầu tiên

    Lời giới thiệu cho lần xuất bản mới

    Đôi dòng tự sự

    Lời tựa mới

    Mở đầu

    PHẦN MỘT: CÔNG CỤ

    Chương 1: Những tiến bộ quan trọng trong nhận thức

    Chương 2: Lịch sử và phương pháp luận

    Chương 3: Kết quả thử nghiệm và diễn giải

    Chương 4: Các cấp độ ý thức con người

    Chương 5: Phân bố xã hội của các cấp độ ý thức

    Chương 6: Những chân trời mới trong nghiên cứu

    Chương 7: Phân tích điểm tới hạn trong đời thường

    Chương 8: Cội nguồn sức mạnh

    PHẦN HAI: CÔNG VIỆC

    Chương 9: Mô thức sức mạnh trong thái độ của con người

    Chương 10: Sức mạnh trong chính trị

    Chương 11: Sức mạnh nơi thương trường

    Chương 12: Sức mạnh và thể thao

    Chương 13: Sức mạnh xã hội và tinh thần nhân loại

    Chương 14: Sức mạnh trong nghệ thuật

    Chương 15: Thiên tài và sức mạnh sáng tạo

    Chương 16: Đứng vững trước thành công

    Chương 17: Sức khỏe thể chất và sức mạnh

    Chương 18: Cuộc sống khỏe mạnh và quá trình bệnh tật

    PHẦN BA: Ý NGHĨA

    Chương 19: Cơ sở dữ liệu của ý thức

    Chương 20: Quá trình tiến hóa của ý thức

    Chương 21: Nghiên cứu về ý thức thuần khiết

    Chương 22: Cuộc đấu tranh tâm linh

    Chương 23: Tìm kiếm chân lý

    Chương 24: Giải pháp

    Phụ lục A: Tính điểm cho chân lý của các chương sách

    Phụ lục B: Bản đồ ý thức

    Phụ lục C: Cách tính điểm hiệu chỉnh cho các cấp độ ý thức

    Thuật ngữ

    Giới thiệu về tác giả

    Tóm tắt tiểu sử tác giả

    Tài liệu tham khảo

    Xem Thêm
    Đánh giá sản phẩm
    0/5
    (0 đánh giá)
    5 sao
    0%
    4 sao
    0%
    3 sao
    0%
    2 sao
    0%
    1 sao
    0%

    Chỉ có thành viên mới có thể viết nhận xét.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký.

    • Gợi ý dành riêng cho bạn
    • Sách đang theo dõi