Bé sơ sinh không chỉ biết mỗi ăn, ngủ đâu bố mẹ nhé!

Ở giai đoạn 0-6 tháng tuổi, trẻ đã có khả năng tiếp nhận và ghi nhớ rất tốt một lượng lớn thông tin. Ở giai đoạn này, Trẻ phát triển dựa vào sự tiếp xúc của các đồ vật, biểu cảm, âm thanh và những trải nghiệm mà bé trải nghiệm ở môi trường xung quanh. Các phụ huynh nên giao tiếp nhiều với trẻ thông qua các món đồ chơi nhiều màu sắc, trò chuyện và đọc sách cho bé để trẻ có phản xạ nhanh hơn.


Vì tầm nhìn của bé sơ sinh dưới 6 tháng còn hạn chế (chỉ khoảng 45cm), ba mẹ hãy chọn sách hình có màu sắc trội nhau, rất ít hay không có chữ và hình minh hoạ thiệt to và đơn giản, 1 hình trên 1 trang là tốt nhất.


1/ “Huấn luyện” thị giác

Trẻ sơ sinh rất thích ngắm nhìn những đồ vật nhiều màu sắc, vì vậy, ngoài tranh ảnh, mẹ cũng có thể trang trí thêm những món đồ chơi nhiều màu tươi sáng trong phạm vi tầm nhìn của bé.

  • Thị Giác
2/ Rèn luyện thính giác

Đối với trẻ từ 3-6 tháng tuổi, bố mẹ nên cho trẻ tìm hiểu môi trường bên ngoài, nghe những âm thanh phát ra từ môi trường tự nhiên. Điều đặc biệt là phải trò chuyện thật nhiều với con về những từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng xung quanh. Ngoài các âm thanh từ môi trường xung quanh, bố mẹ cũng có thể cho trẻ nghe những âm thanh của các loài động vật.

  • Thính Giác
3/ Bài học cho cơ quan xúc giác

Việc tập cầm nắm sẽ giúp kích thích phát triển cân bằng hai bán cầu não cho bé, phối hợp và điều khiển linh hoạt các khớp tay. Các động tác cầm nắm còn giúp bé phát triển xúc giác thông qua các hoạt động sờ nắn, cảm nhận các đồ vật, vật liệu mềm hay cứng, nóng hay lạnh...

Hãy cho bé cầm nắm mọi vật liệu mà chúng ta kiểm soát được. Ở giai đoạn từ 1-2 tháng tuổi bố mẹ nên sử dụng các đồ vật treo cũi, treo nôi xinh xắn không chỉ kích thích thị giác cho bé ở giai đoạn đầu mà còn khiến thôi thúc bé muốn cầm, chạm vào những đồ vật đó. Ngoài ra thì sách vải cũng sẽ hỗ trợ cho bé cảm nhận chất liệu

  • Xúc Giác
4/Cách đọc sách cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi rất khó tương tác nên bạn phải tìm hiểu cách đọc sách cho trẻ đúng cách:

+ Bạn có thể ngồi hoặc nằm, để bé trong lòng bạn và bắt đầu bắt chuyện với bé. Sau đó lấy sách và bắt đầu câu chuyện.

+ Trong quá trình đọc bạn phải tương tác với bé bằng các câu hỏi, quan sát ánh mắt và biểu cảm của bé để có hiệu quả hơn.

+ Tích cực cho bé tự tìm hiểu và khám phá các hình ảnh, màu sắc có trong sách.

+ Đặc biệt là thời gian đọc sách, bạn nên chia nhỏ khoảng thời gian đọc ra làm nhiều lần để trẻ không bị gò ép về việc đọc.

Giai đoạn thích hợp để cho trẻ tự tiếp xúc với sách bằng cách để trẻ tự cầm sách trên tay

Ba mẹ có thể đọc sách cho bé nghe thường xuyên hay sử dụng những cuốn sách có âm thanh, nhiều hình ảnh thú vị. Trẻ bắt đầu quen dần với sách và sẽ tự học , ghi nhớ thêm nhiều từ mới, nhận biết được nhiều điều mới hơn.


- Sách cho bé 7 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi nên thường có câu ngắn và đơn giản, 1 câu trên 1 trang, với hình ảnh minh hoạ nhiều màu sặc sỡ của những vật thân thuộc với bé, kích cỡ trung bình đến lớn. Sẽ tốt hơn cho não của bé 4 năm sau nếu sách có các nhân vật có tên khác nhau. Nếu không có thì ba mẹ có thể đặt tên cho nhân vật trong truyện lúc kể chuyện cho bé.

- Chất liệu của sách cho bé 8 tháng tuổi thích cầm sách bằng vải hay nhựa vinyl, bìa cứng với giấy dày 1 tí để ko bị rách vì bé vẫn có xu hướng xé sách.

- Khi bé được hơn 7 tháng, ba mẹ có thể tương tác với bé như sau nhé:

+ Thu hút sự chú ý của bé bằng cách chỉ vào sách và nói “Nhìn nè con!"

+ Hỏi bé “Cái gì vậy con?”

+ Đợi cho bé trả lời, bằng lời nói hay khua tay khua chân, nếu cần, mẹ có thể trả lời cho con luôn “Đây là con khỉ”

+ Cho bé biết là mẹ đã nghe thấy con trả lời bằng cách nói “Ừ đúng rồi” hay lặp lại câu trả lời của con. Nếu bé trả lời sai, sửa cho bé 1 cách tích cực “Ừ, nó có màu trắng giống con thỏ, nhưng nó là con chuột”

  • 7 - 12 tháng
Các loại sách cho bé từ 1 tuổi đến 2 tuổi

+ Đây là thời điểm để mẹ cho bé đọc sách có bài hát hay những câu có âm vần lặp đi lặp lại

+ Mẹ hãy chọn sách cho bé 1 tuổi đến 1.5 tuổi những cuốn có hình em bé, những đồ vật, con vật quen thuộc, có hình ảnh nhân vật đang hoạt động, ví dụ như con cá đang bơi, xe đang chạy

+ Cốt truyện đơn giản mà bé có thể liên hệ được vì như thế sẽ thu hút bé hơn.

+ Chất liệu sách bằng giấy có độ dày và cứng sẽ phù hợp hơn với bé 1 tuổi đến 1.5 tuổi. Trang sách với độ dày mỏng hơn cũng được nếu có thêm lớp nhựa.


Từ 1.5 tuổi, bé sẽ rất hiếu động nên ba mẹ đừng lo lắng khi bé chạy vòng vòng. Bố mẹ cứ tiếp tục đọc, bé sẽ tiếp tục nghe và quay lại chỗ bạn. Khi bé chạy như thế, ba mẹ hãy cố gắng kết hợp cốt truyện với hoạt động của bé, ví dụ như kêu bé nhảy như con ếch trong truyện. Các bé từ 18 đến 24 tháng tuổi bắt đầu nhận biết và có phản ứng với âm thanh của ngôn ngữ. Vậy nên các bé nhỏ bắt đầu để ý đến nhịp điệu trong bài hát và nhận ra âm thanh của các động vật. Học trong ngữ cảnh (learning in context) có nghĩa là bé biết được con bò kêu “ụm bò” và con chó sủa “gâu gâu”.

Bé cũng bắt đầu phát triển “đọc bắt chước” (imitate reading). Ví dụ như khi bố mẹ đọc quyển sách ưa thích của con, hãy tập cho các bé kết thúc câu giùm bố mẹ. Khi bố mẹ đọc đến câu “Mèo con đang đuổi theo…” rồi ngừng lại, các bé sẽ nói tiếp “con bướm”. Những hoạt động nhỏ nhỏ như vậy sẽ hỗ trợ xây dựng những liên kết trong não của bé và giúp bé phát triển những kĩ năng cần thiết để giao tiếp và đọc.


Trong lúc đọc sách, Bố mẹ hãy thử hỏi con “Cái này là cái gì vậy con?” để bé có thể trả lời cho bạn bằng 1 từ. Khi đó, bố mẹ hãy mở rộng vốn từ của con bằng cách trả lời “Đúng rồi con, xe máy. Đó là 1 chiếc xe máy rất to màu vàng”.


Bố mẹ hãy cho bé ngồi trong lòng khi đọc sách để bé cảm thấy việc đọc sách an toàn và bình yên. Cũng như người lớn, bé sẽ thích làm 1 việc gì đó hơn khi bé cảm thấy thoải mái và trong vùng an toàn. Đây là 1 cách để khuyến khích trẻ đọc sách.


Các mẹ sẽ thấy rằng khi con được 18 đến 24 tháng, con sẽ thích đọc 1 cuốn hoài hoài vì con nít thường thấy việc đọc sách quen thuộc tạo cảm giác an tâm và bình yên. Khi đó, mẹ mà nói sai 1 chỗ nào thôi, bé sẽ phát hiện và không chịu. Các chuyên gia nghĩ rằng sự kiên trì lặp đi lặp lại giúp bé hiểu và nhớ từ vựng.

  • 12 - 24 tháng
Bé có thể đã sẵn sàng cho sách bình thường và sách có nội dung mới mẻ, như câu chuyện có vần, tranh minh hoạ đẹp, nội dung làm bé cười.

+ Những cuốn sách người thật việc thật, ví dụ như sách về xây dựng, câu chuyện về động vật, về nghề nghiệp (bác sĩ, đầu bếp, hoạ sĩ,..) cũng hấp dẫn bé khi bé đang tìm hiểu cách vận hành của thế giới xung quanh.


Hãy thử cho bé đọc những mẩu truyện ngắn, có mối liên hệ nhân quả hay những quyển sách có cốt truyện không thật diễn tả 1 vấn đề hay tình huống cần được giải quyết


+ Mẹ có thể cho bé từ 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi làm quen với sách có những câu được lặp lại, từ ngữ có vần điệu và hình minh họa ứng với chữ

+ Cho bé từ 2 tuổi làm quen với chất liệu giấy như sách bình thường cho người lớn. Nhưng bé vẫn sẽ thích sách với nhiều hình và ít chữ, 1 đến 2 câu trên 1 trang


Mẹ hãy để bé quyết định chỗ ngồi đọc, ngồi trong lòng mẹ, dưới sàn nhà hay trên ghế sofa.


Khác với bé dưới 2 tuổi, các mẹ đặt câu hỏi cho bé 2 tuổi đến 3 tuổi khó hơn 1 tí, như là “Con nghĩ cô bé trong truyện cảm thấy như thế nào?” hay “Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?”. Ba mẹ hãy cố gắng làm buổi đọc sách không nhàm chán bằng cách tương tác với con nhe.


Ngoài ra, bố mẹ còn có thể liên kết sách và đời thực bằng những câu hỏi như “Sáng nay, Cậu bé trong chuyện đã trồng hoa,còn con đã làm gì ở sân vậy?”


Trước khi được 3 tuổi, con của mẹ có khi có thể biết được cốt truyện chỉ dựa vào hình ảnh.


Ở tuổi lên 3, bé sẽ tự biết lật từng trang sách và hay đòi bố mẹ đọc những quyển sách ưa thích, vẫn thích được nghe 1 câu chuyện lặp đi lặp lại nhiều lần nên mẹ đừng ngạc nhiên khi bé cứ hay đòi đọc 1 quyển hoài nha. Bé cũng có thể phát triển khả năng hiểu bằng cách đoán nội dung câu chuyện và trả lời lanh lẹ câu hỏi bạn đặt ra như đã đề cập ở trên.

  • 24 - 36 tháng
{ "backgroundColor":"#FFEAA2", "htmlUrl":"nuoi-day-con-trang-03-mobile" }
  • Gợi ý dành riêng cho bạn
  • Sách đang theo dõi