Những Kì Quan Của Thế Giới Cổ Đại Được Xây Dựng Như Thế Nào ? - Bìa Cứng
Những kì quan thế giới hiện đại được xây dựng như thế nào?
***
Có rất nhiều kì quan thế giới hiện đại, cũng như nhiều danh sách chính thức về các kì quan mới
của thế giới được tạo ra từ năm 2000 đến 2007. Năm 2007, một tổ chức Thụy Sĩ mang tên New 7 Wonders (Bảy kì quan mới) đã lập nên một danh sách mới dựa trên số lượt bình chọn online. Hơn 600 triệu lượt bình chọn đã chọn ra được 7 kì quan chiến thắng: Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc; Petra của Jordan; Đấu trường La Mã, Đền Taj Mahal của Ấn Độ; Chichen Itza của Trung Mỹ; Machu Picchu và Tượng Chúa Cứu Thế.
Cuốn sách cho chúng ta thấy các kì quan thế giới được xây dựng như thế nào? Thực tế các công trình đó hiện nay vẫn tồn tại, mặc dù nhiều trong số đó không còn nguyên vẹn. Tác giả đã cố gắng khắc họa lại hình ảnh ban đầu của những kì quan khi chúng mới được xây dựng, và tập trung mô tả kĩ thuật xây dựng với những chi tiết đặc trưng của từng kì quan.
Các kì quan mới của thế giới cho chúng ta thấy sự phát triển trong kiến trúc, không chỉ từ góc độ lịch sử mà còn từ góc độ toàn cầu. Chúng cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc sống của những người xây dựng các kì quan mới, cũng như biết thêm về những nhân vật mà kì quan thế giới mới được xây dựng cho.
Đây là những công trình kiến trúc độc đáo, giúp chúng ta có cơ hội tiếp cận với các nền văn hóa trên thế giới và trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Cuốn sách này giúp độc giả như được du lịch khắp thế giới qua từng trang sách và vén bức màn bí mật về cách tạo ra các di tích kiến trúc góp phần định hình thế giới hiện đại.
Những kì quan thế giới cổ đại được xây dựng như thế nào?
Kì quan thế giới cổ đại là những viên ngọc quý được nhân loại muôn đời ngợi ca. Đó là những kiệt tác bất hủ minh chứng nỗ lực của con người trong việc đương đầu với thiên nhiên từ ngàn đời xưa. Qua cuốn sách này, chúng ta như được tận mắt chứng kiến những kì quan thế giới: Quần thể Kim tự tháp Giza; Vườn treo Babylon; Tượng thần Zeus ở Olympia; Đền Artemis ở Ephesus; Lăng mộ Halicarnassus; Tượng thần Mặt trời ở Rhodes; Hải đăng Alexandria.
Qua cuốn sách này, bạn có thể quay ngược thời gian và tìm hiểu những bí mật về cách những viên ngọc kiến trúc cổ đại này được tạo ra. Tác giả đã cho thấy rằng, trước khi xuất hiện một kiệt tác vĩ đại luôn có một thứ nhỏ bé đầu tiên: Một ý tưởng, một kế hoạch, một bản vẽ, xây dựng, dựng nên một phần, hoàn thiện công trình, từ nhỏ trở nên lớn hơn, rồi thành lớn nhất. Trước khi xây dựng một kim tự tháp, một bức tượng khổng lồ, một vườn treo vĩ đại, con người cần đến hàng triệu bước thực hiện nhỏ bé, những công việc căng thẳng, những việc làm hằng ngày, mồ hôi, máu và cả nước mắt để hiện thực hóa tầm nhìn của các kiến trúc sư khi vẽ nên những dáng hình, góc cạnh và màu sắc.
Con người từ khắp nơi trên thế giới di chuyển quãng đường dài, thường là xuyên biển, để kiếm tìm, mô tả và viết về những bức tượng đẹp mê hồn, về ngọn hải đăng, về khu vườn treo và nhiều hơn thế. Những kì quan này như những viên ngọc quý của thời cổ đại. Con người luôn luôn muốn nhiều hơn: cải tiến các quy trình và phương pháp hiện có, đồng thời tìm kiếm những cơ hội mới. Họ muốn tạo ra một điều gì đó mới mẻ, một thứ có thể đánh thức những cảm giác kinh ngạc và ngưỡng mộ. Một kiệt tác có thể mang đến sự bất tử và danh tiếng cho những người sáng tạo ra nó.
Tác giả đã đưa chúng ta du hành ngược thời gian để xem quá khứ trông ra sao, và bằng cách nào mà con người khi đó dù không có sự hỗ trợ từ thiết bị hiện đại nhưng vẫn có thể xây dựng những công trình kì vĩ như vậy. Quan điểm của các chuyên gia vẫn chưa có sự thống nhất và chúng ta vẫn chưa biết được chắc chắn người xưa đã làm như thế nào. Nhưng chúng ta có thể tin tưởng họ và đắm chìm vào những câu chuyện đôi khi là không tưởng về việc “những kì quan cổ đại được xây dựng như thế nào” trong cuốn sách này.