Nhà Ở Cổ Truyền Các Dân Tộc Việt Nam - Bìa Cứng

    Tác giả:Nguyễn Khắc Tụng
    Nhà xuất bản:Khoa Học Xã Hội
    Hình thức bìa:Bìa Cứng
  • Chính sách đổi trả 
    Đổi trả sản phẩm trong 30 ngày
    Xem thêm

    Sản phẩm tạm hết hàng

    Sản phẩm liên quan
    Fahasa Giới Thiệu
    Sản phẩm cùng mua
    Thông tin sản phẩm
    Mã hàng 9786043643848
    Tên Nhà Cung Cấp Công ty TNHH Quốc Tế Mai Hà
    Tác giả Nguyễn Khắc Tụng
    NXB Khoa Học Xã Hội
    Năm XB 2023
    Trọng lượng (gr) 580
    Kích Thước Bao Bì 24 x 17 x 3 cm
    Số trang 562
    Hình thức Bìa Cứng
    Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Văn Hóa - Nghệ Thuật - Du Lịch bán chạy của tháng
    Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,...
    Chính sách khuyến mãi trên Fahasa.com không áp dụng cho Hệ thống Nhà sách Fahasa trên toàn quốc

    Nhà Ở Cổ Truyền Các Dân Tộc Việt Nam - Bìa Cứng

    Trong đời sống văn hóa của các dân tộc Việt Nam hay bất kỳ một dân tộc nào trên thế giới, vấn đề “Mặt bằng sinh hoạt” vẫn luôn là một chủ đề phức tạp nhưng đầy thú vị và được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Và bốn chữ “Mặt bằng sinh hoạt” đó cũng chính là kết quả nghiên cứu cả đời của PGS TS. Nguyễn Khắc Tụng khi ông dốc trọn tâm huyết khảo cứu về nhà ở truyền thống của các tộc người ở Việt Nam.

    Vấn đề truyền thống – hiện đại vẫn diễn ra xuyên suốt trong chiều dài lịch sử. Những sự vật, hiện tượng hay cụ thể là nhà ở khi trải qua thời gian đều sẽ có sự biến đổi, và những điều biến đổi ấy đều sẽ dần trở nên “hiện đại”, để lại những nét xưa cũ với tên gọi là “truyền thống”. Tuy nhiên, để giữ được bản sắc dân tộc, để hiểu hơn về tinh hoa của thời đại, những người làm kiến trúc cần có được hiểu biết sâu sắc về những điều “truyền thống” ấy, để rồi kết hợp với “hiện đại”, nhằm tạo ra những công trình thật đặc biệt và mang tính lưu giữ văn hóa cao. Đây cũng là điều PGS. TS. Nguyễn Khắc Tụng mong muốn khi viết nên cuốn sách này.

    Trong bối cảnh những năm 1978 khi tư liệu còn ít, chưa có độ chuyên sâu, chủ yếu vẫn còn là hình ảnh hoặc bài đăng ngắn trên các sách báo, tạp chí thì tác giả đã “lấp đầy” bằng những kiến thức chuyên sâu hơn, chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn qua quá trình thực địa và phân loại của mình. Nhờ đó, cuốn sách Nhà Ở Cổ Truyền Các Dân Tộc Việt Nam đã khái quát thành công những đặc điểm cũng như giá trị của nhà ở cổ truyền của các dân tộc Việt Nam. Và theo như chia sẻ của PGS. TS. Vương Xuân Tình (Nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc học) thì cuốn sách: “Không chỉ có giá trị về nghiên cứu văn hóa tộc người, mà còn gợi mở một hướng nghiên cứu liên ngành để phục vụ kiến trúc và xây dựng nhà ở của các dân tộc Việt Nam hiện nay”.

    Vậy nhà ở cổ truyền của các dân tộc tại Việt Nam có những đặc điểm gì, từ người Hmông trên đỉnh núi cao bốn mùa mây phủ, người Sán Dìu trên đất trung du sỏi đá, người Thượng trên cao nguyên đất đỏ lồng lộng gió ngàn, cho đến người Việt, người Khơ-me trên những cánh đồng châu thổ thẳng cánh cò bay…

    Xem Thêm
    Đánh giá sản phẩm
    0/5
    (0 đánh giá)
    5 sao
    0%
    4 sao
    0%
    3 sao
    0%
    2 sao
    0%
    1 sao
    0%

    Chỉ có thành viên mới có thể viết nhận xét.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký.

    • Gợi ý dành riêng cho bạn
    • Sách đang theo dõi