Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Lê Trung Hưng - Quận He Khởi Nghĩa
Thời đó, chúa Trịnh Giang ăn chơi sa đọa, vua Lê chỉ là bù nhìn. Trịnh Doanh - em trai Trịnh Giang - cùng bọn quan quân, lộng hành. Nhân dân đói khổ lầm than. Phong trào khởi nghĩa nông dân nổi dậy khắp nơi. Nguyễn Hữu Cầu, được gọi là Quận He, giương cao ngọn cờ Đông đạo Thống quốc Bảo dân Đại tướng quân Nguyễn, chống lại chúa Trịnh, bảo vệ nhân dân. Dân chúng theo quân khởi nghĩa rất đông. Những cuộc chiến tài trí của Quận He đã khiến quân Trịnh phải khiếp sợ. Nhưng rồi cuối cùng vì sao Nguyễn Hữu Cầu hi sinh, vì sao cuộc khởi nghĩa phải dừng lại? Đó là một câu chuyện vô cùng bi tráng khiến ta khâm phục và tiếc nuối…
“Ngọn cờ tung bay, tua cờ và diềm cờ có thêu kim tuyến bắt nắng sớm lóng la lóng lánh. Mười chữ đại tự bằng nhung đen trong lòng cờ nổi rõ từng nét: “Đông đạo Thống quốc Bảo dân Đại tướng quân Nguyễn”.
Cầu một tay chống cạnh sườn, một tay chỉ lên ngọn cờ:
- Bảo dân là mục đích của ta. Từ Đông đạo, ta sẽ đánh ra toàn quốc để bảo vệ dân. Ta sẽ coi dân như ruột thịt, một hột thóc của dân không được lấy, một thanh củi của dân không được dùng. Thấy người già phải giúp đỡ, thấy trẻ con phải nâng niu. Ai túng thiếu ta cấp tiền, ai đói khát ta phát gạo. Như thế mới sáng nghĩa chung của chúng ta.”
---
Tác giả HÀ ÂN
Tên thật là Hoàng Hiển Mô, quê ở Hà Nội. Ông gia nhập Trung đoàn thủ đô liên khu I năm 1947, rồi làm trưởng ty Hoa kiều vụ tỉnh Lào Cai năm 1948. Năm 1955, ông về làm giáo viên văn hóa ở Trường Quân y và Hậu cần. Từ năm 1964, ông làm biên tập viên tại Nhà xuất bản Hà Nội...
Ông nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử, dã sử và được tặng các giải thưởng: Giải C Giải văn học Thành phố Hà Nội cho tiểu thuyết lịch sử Ngàn năm Thăng Long; Giải Bồ câu vàng kịch bản phim hoạt hình Ông Trạng thả diều; Nhiều lần giải A văn học thiếu nhi Trung ương Đoàn; Giải Khuyến khích kịch bản hoạt hình Ngựa thần Tây Sơn.
Tác phẩm chính:
• Tướng quân Nguyễn Chích (truyện lịch sử, 1962)
• Quận He khởi nghĩa (truyện lịch sử, 1963)
• Nguyễn Trung Trực (truyện lịch sử, 1964)
• Phú Riềng Đỏ (ký lịch sử, 1965)
• Bên bờ Thiên Mạc (truyện lịch sử, 1967)
• Tổ quốc kêu gọi (tiểu thuyết lịch sử, 1973)
• Trên sông truyền hịch (truyện lịch sử, 1973)
• Trăng nước Chương Dương (truyện lịch sử, 1975)
• Người Thăng Long (tiểu thuyết lịch sử, 1980)
• Lưỡi gươm nhân ái (truyện lịch sử, 1981)
• Ông Trạng thả diều (truyện lịch sử, 1982)
• Cái chum vàng (truyện lịch sử, 1986)
• Vụ án trầu cánh phượng (truyện lịch sử, 1990)
• Kho báu dưới gốc hoàng đào (truyện lịch sử, 1993)
• Mùa chim ngói (tập truyện, 1995)
• Khúc khải hoàn dang dở (tiểu thuyết lịch sử, 2002)
***
Ngàn năm sử Việt là bộ sách bao gồm các tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử Việt Nam nổi tiếng của nhiều tác giả.
Mỗi tác phẩm là sự kết hợp nhuần nhị giữa kiến thức lịch sử vững chãi, cảm xúc dồi dào, tưởng tượng phong phú của nhà văn. Thông qua những câu chuyện về nhân vật lịch sử - danh nhân của dân tộc hay một giai đoạn lịch sử khơi gợi một cách tự nhiên lòng ham hiểu biết và tình yêu với lịch sử đất nước.
Bên cạnh phần tác phẩm văn học, để các em có thể hiểu hơn về mỗi câu chuyện, các em sẽ được tìm hiểu thêm về hoàn cảnh lịch sử, dòng chảy lịch sử mà nhân vật và câu chuyện diễn ra.
Mời các bạn tìm đọc bộ sách Ngàn Năm Sử Việt:
Nhà Chử (Ngàn Năm Sử Việt - Thời Hồng Bàng)
Đảo Hoang (Ngàn Năm Sử Việt - Thời Hồng Bàng)
Chuyện Nỏ Thần (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Thục)
Tiếng Trống Mê Linh (Ngàn Năm Sử Việt – Thời Bắc Thuộc)
Nữ Tướng Thời Trưng Vương (Ngàn Năm Sử Việt - Thời Bắc Thuộc)
Vua Đen (Ngàn Năm Sử Việt – Thời Bắc Thuộc)
Giao Châu Tụ Nghĩa (Ngàn Năm Sử Việt – Thời Bắc Thuộc)
Cờ Lau Dựng Nước (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Đinh)
Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Tiền Lê)
Ỷ Lan Phu Nhân (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Lý)
Sừng Rượu Thề (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Lý)
Hưng Đạo Vương (Ngàn Năm Sử Việt – Nhà Trần)
Khói Mây Yên Tử (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Trần)
Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Trần)
Ông Trạng Thả Diều (Ngàn Năm Sử Việt – Nhà Trần)
Ngựa Ông Đã Về (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Hậu Lê - Lê Sơ)
Hoàng Đế Anh Minh (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Hậu Lê - Lê Sơ)
Sao Khuê Lấp Lánh (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Hậu Lê - Lê Sơ)
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Mạc)
Cụ Bảng Đôn (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Hậu Lê - Lê Trung Hưng)
Quận He Khởi Nghĩa (Ngàn Năm Sử Việt – Nhà Lê Trung Hưng)
Quân Sư Đào Duy Từ (Ngàn Năm Sử Việt – Nhà Lê Trung Hưng)
Lưỡi Gươm Nhân Ái (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Tây Sơn)
Đô Đốc Bùi Thị Xuân (Ngàn Năm Sử Việt - Nhà Tây Sơn)
Nguyễn Trường Tộ - Nhà Tư Tưởng Cách Tân (Ngàn Năm Sử Việt – Nhà Nguyễn)
Đất Mặn Đất Ngọt (Ngàn Năm Sử Việt – Nhà Nguyễn)
Người Đào Kênh Vĩnh Tế (Ngàn Năm Sử Việt – Nhà Nguyễn)
Bùi Hữu Nghĩa – Mối Duyên Vàng Đá (Ngàn Năm Sử Việt – Nhà Nguyễn)
Bùi Viện Một Tấm Lòng (Ngàn Năm Sử Việt – Nhà Nguyễn)
Chiến Tướng Tôn Thất Thuyết (Ngàn Năm Sử Việt – Nhà Nguyễn)
...