Đến Thượng Đế Cũng Phải Đồng Ý

    Nhà cung cấp:Thái Hà
    Tác giả:Wataru Kanba
    Nhà xuất bản:NXB Công Thương
    Hình thức bìa:Bìa Mềm
  • Chính sách đổi trả 
    Đổi trả sản phẩm trong 30 ngày
    Xem thêm

    Sản phẩm tạm hết hàng

    Sản phẩm liên quan
    Fahasa Giới Thiệu
    Sản phẩm cùng mua
    Thông tin sản phẩm
    Mã hàng 8936037710006
    Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà
    Tác giả Wataru Kanba
    Người Dịch Nguyễn Thùy Dương
    NXB NXB Công Thương
    Năm XB 10-2017
    Trọng lượng (gr) 220
    Kích Thước Bao Bì 14.5 x 20.5
    Số trang 199
    Hình thức Bìa Mềm
    Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Kỹ năng sống bán chạy của tháng
    Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,...
    Chính sách khuyến mãi trên Fahasa.com không áp dụng cho Hệ thống Nhà sách Fahasa trên toàn quốc

    Đến Thượng Đế Cũng Phải Đồng Ý

    Kĩ năng đàm phán và thuyết phục có vai trò rất lớn trong công việc của chúng ta. Trao đổi với cấp trên, chỉ đạo cấp dưới hoặc giao dịch với khách hàng, tất cả đều cần phải sử dụng đến hai kĩ năng này.

    Đàm phán và thuyết phục được sử dụng trong kinh doanh là đương nhiên nhưng ngay cả trong mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống hằng ngày ta cũng có thể thấy sự hiện diện của chúng. Ví dụ, bạn muốn mượn ô tô của bạn bè trong một ngày, nếu đối phương cho mượn tức là bạn đàm phán thành công, nếu không, thì là ngược lại.

    Trong trường hợp này, tại sao bạn lại không được cho mượn? Có phải là do cách nhờ vả chưa được tốt không? Hay do đối phương không muốn cho mượn? Bạn có thể nghĩ ra rất nhiều lý do nhưng nói tóm lại, để mọi việc có thể tiến hành theo ý bạn thì điều quan trọng là bạn phải khiến đối phương nói đồng ý. Tóm lại, đàm phán và thuyết phục có thể được hiểu như sự thương lượng một cách mềm dẻo.

    Thu hút được đối phương ngay từ ấn tượng đầu tiên, khiến họ quan tâm ngay lập tức. Nếu họ có cảm tình, thông qua cách nhìn nhận lúc đầu, họ sẽ dễ dàng đưa ra quyết định. Điều này cũng đúng ngay cả khi họ nhận được một lời mời.

    Một thuyết khách giỏi được cho là có thể đoán trúng tâm lý của phụ nữ. Nếu đối phương vẫn hoàn toàn không quan tâm, chúng ta cần có cách loại bỏ tâm lý đó của họ. Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong kinh doanh, việc trang bị cho bản thân những chiến thuật, kĩ thuật đàm phán thích hợp với từng đối tượng hay nắm bắt được thời điểm có thể đoán trúng tâm lý đối phương đều rất quan trọng.

    Trong kinh doanh, quan trọng nhất là giữ chữ tín, thành công của một doanh nghiệp không bao giờ được tạo nên từ những lời nói dối. Thành thực là đương nhiên nhưng quá thật thà không phải lúc nào cũng tốt. Thực tế, trong nhiều trường hợp, nói dối là điều không thể tránh khỏi. Chỉ là, cho dù không nói ra sự thật đi chăng nữa thì những lời nói dối đó cũng không phải nhằm mục đích lừa gạt người khác.

    Ví dụ, trong một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ phán đoán ứng viên qua vẻ bề ngoài. Với người lần đầu gặp mặt, chắc chắn những nhà tuyển dụng sẽ chú ý xem trang phục, kiểu tóc và thái độ của người đó có đúng chuẩn mực không.

    Do đó, nếu bạn có thái độ và hành vi chuẩn mực thì có thể bạn sẽ gây dựng được lòng tin cũng như cảm tình từ nhà tuyển dụng và điều này còn có thể ảnh hưởng tới cả môi trường làm việc sau này của bạn.

    Và với cuốn sách Đến thượng đế cũng phải đồng ý, Wataru Kanba đã lý giải chi tiết những yếu tố tâm lý tác động đến quyết định đồng thuận của con người, những nguyên tắc căn bản của nghệ thuật thu phục nhân tâm. Từ đó, đưa ra các phương pháp vận dụng khéo léo những hiểu biết này vào trong cuộc sống và công việc. Cuốn sách này không chỉ giúp bạn hoàn thiện hơn các mối quan hệ trong công việc cũng như trong mọi phương diện của cuộc sống mà còn giúp bạn hoàn thiện chính bản thân mình.

    Mục Lục

    Lời mở đầu

    Chương 1: Ấn tượng sai lầm đã khiến đối phương nói đồng ý

    Chương 2: Tâm lý đám đông khiến đối phương nói đồng ý

    Chương 3: Ảo giác khiến đối phương nói đồng ý

    Chương 4: Khiến đối phương nói đồng ý bằng việc lay chuyển ý chí của họ

    Chương 5: Khiến đối phương nói “có” bằng cách ám chỉ

    Chương 6: Sử dụng tâm trạng để làm đối phương nói “có”

    Xem Thêm
    Đánh giá sản phẩm
    4.5/5
    (2 đánh giá)
    5 sao
    50%
    4 sao
    50%
    3 sao
    0%
    2 sao
    0%
    1 sao
    0%

    Chỉ có thành viên mới có thể viết nhận xét.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký.

    • Gợi ý dành riêng cho bạn
    • Sách đang theo dõi