spot_img
spot_img
HomeXu HướngVăn khấn Tết Đoan Ngọ chuẩn và chi tiết mới nhất 2025

Văn khấn Tết Đoan Ngọ chuẩn và chi tiết mới nhất 2025

Tết Đoan Ngọ (còn gọi là Tết Giết sâu bọ) là một trong những ngày Tết truyền thống quan trọng trong năm của người Việt. Được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch (Thứ 7 ngày 31 tháng 5 dương lịch), Tết Đoan Ngọ mang nhiều ý nghĩa tâm linh, gắn liền với việc thanh trừ bệnh tật, cầu mong sức khỏe và mùa màng tốt tươi. Trong dịp này, người dân thường chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ chu đáo và đọc văn khấn Tết Đoan Ngọ để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và các vị thần linh.

Văn khấn Tết Đoan Ngọ 2025 đầy đủ và chi tiết

1. Văn khấn Tết Đoan Ngọ 2025 ngoài trời

Thắp đủ 9 nến và 9 nén hương để khai lễ, rồi đọc kinh với tâm nguyện thanh tịnh. 

“Đốt nến và đọc kinh. Khởi tâm thắp nến. Hào quang sáng bừng. Tâm thân thanh tịnh. Gạt bỏ phiền ưu. Thái thượng đại đan. Từ quang phổ chiếu. Thần tiên chứng đàn.Thắp nhang và đọc kinh. Hương phần bảo đỉnh. Khí đạt huyền không. Thần nhân hợp nhất. Yết kiến nguyệt cung. Thần thông linh hiển. Pháp hiện cửu vân. Đan điền linh tụ. Tâm quy mệnh lễ. Cáo hạ thần tiên.”

Chắp tay quỳ lạy 9 lạy.

“Con xin trấn minh nhất tâm quy mệnh lễ. Kính lạy Thượng Đế. Kính lạy Hỗn Côn Sư Tổ. Kính lạy Hồng Quân Lão Tổ. Kính lạy Ngọc Hoàng Đại Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế. Kính lạy Hàng Ma đại đế thánh quân, Trừ Ma đại đế thánh quân, Giáo Hóa đại đế thánh quân. Kính lạy Tam Thanh Sư Tổ, Nguyên Thủy Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn. Kính lạy Càn khôn đại chiến thần Cửu Thiên Huyền Nữ, Thái Thượng Lão Quân, Huyền Thiên Trấn Vũ. Kính lạy chính nhất tổng quản đại Thần Tài.

Kính lạy: Chư vị Thần Tướng. Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng. Trung đàm thần tướng thiên thiên binh. Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã. Kính lạy Tứ Đức Thánh Mẫu. Kính lạy Tứ Hải Long Vương. Kính lạy, Tản Viên Sơn Thánh Đô Đại Thành Hoàng. Kính lạy, Quốc chủ Đại Vương cảm thần Bạch Mã Linh Lang, cùng chư vị Thánh Quốc. Kính lạy chư vị Sơn thần, Long thần, Thổ địa, Thổ công táo quân, Thổ kỳ, cùng chư vị thần tiên trong tam giới, hạ đàn chứng lễ.

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ giữa thiên địa minh chứng, chúng con nhất tâm thành kính sửa soạn lễ vật tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh tấu sớ kính trình lên Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư ngài, xin chư ngài gợi ý lên Thượng Đế khai ân minh xét cho toàn cõi trần gian được giải thoát mọi kiếp nạn, tất cả tà ma, quỷ trùng không làm hại được dương gian, mùa màng được bội thu, chúng sinh đều được hoan ca hưởng đại phúc, người tốt vì dân vì nước, người lương thiện, người không sát sinh, được tăng thọ, tích phúc, được ban cho tài lộc, quan lộc, phúc lộc, vận khí hanh thông vạn sự như ý nguyện.

Cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế, cùng chư ngài khai ân ban cho những linh hồn gia tiên của chúng con được hưởng đặc ân của Thượng Đế, được lên thiên giới hưởng đại phúc đại lộc.

Chúng con cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư ngài minh anh xoi xét để các vị Thần Tiên chuyên diệt quỷ trừ tà trong tam giới được ra tay trừng phạt những kẻ ác nhân thất đức, hách dịch cường quyền ở trần gian, trừng phạt bọn trùng yêu, tà quái làm hại mùa màng.

Chúng con trấn minh nhất tâm thành kính nguyện rằng: Cầu tài tài đến, cầu phúc phúc lai, cầu đức đức thịnh, cầu lộc lộc tồn, ỷ trượng chư thiên, cung đức giáng hạ, hương biến tam giới thấu cửu trùng thiên. Chúng con cầu nguyện cho bách gia trăm họ và nhân dân Việt Nam, gia toàn khang ninh, nhân an vật thịnh, hiển vinh thụ huệ, thế thế chi an, ngàn thu vạn vạn tuế.

Nguyện cầu cho toàn cõi chúng sinh trong tam giới đều được hưởng ân huệ của Thượng Đế, vạn vật tự nhiên đều vinh danh Thượng Đế.

Chúng con xin đa tạ. (x3)

Sau phần khấn lễ, người cúng tiếp tục quỳ lễ chín lần theo đúng nghi thức cổ truyền.

(*) Lưu ý: Lễ cũng Tết Đoan Ngọ ở ngoài trời không cúng tiền âm phủ.

2. Văn khấn Tết Đoan Ngọ 2025 trong nhà

Người cúng đốt 9 nến, thắp 9 nén nhang, quỳ xuống hành lễ 9 lạy, rồi dâng lời khấn nguyện.

“Con nhất tâm kính bái, cung thỉnh cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại, hôm nay là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, ngày Tết Đoan Ngọ năm 2025 vào giờ nhâm ngọ thanh long hoàng đạo là giờ cát tường, chúng con với tấm lòng thành kính hiếu nghĩa xin sửa soạn lễ vật, tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh kính mời cha mẹ, ông bà, cùng gia tiên tiền tổ nội ngoại hạ đàn thụ hưởng và chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.

Kính lạy cha mẹ ông bà cùng gia tiên nội ngoại, nhân ngày Tết Đoan Ngọ con cung thỉnh kính mời gia tiên nội ngoại trợ duyên cho chúng con làm lễ cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế bảo vệ mùa màng cho nhân dân, gia ân cho hương linh tiên tổ được mát mẻ ở nơi thiên giới, chúng con thỉnh cầu cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại phù hộ độ trì cho chúng con, Cầu tài tài đến. Cầu phúc phúc lai. Cầu đức đức thịnh. Cầu lộc lộc tồn. Hanh thông sự nghiệp vạn sự cát tường như ý.

Chúng con nhất tâm quy mệnh lễ, thành kính cung thỉnh lên gia tiên nội ngoại cầu xin gia tiên chứng lễ.

Chúng con xin đa tạ. (x3)

3. Văn khấn Tết Đoan Ngọ 2025 theo văn khấn cổ truyền

“Nam mô A di Đà Phật! (x3)

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ)

Tín chủ chúng con là:……………………………………………

Ngụ tại:………………………………………………………….

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an.

Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật! (x3)”

4. Văn khấn Tết Đoan Ngọ 2025 Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên

Châm 9 ngọn nến, thắp 9 nén nhang và bắt đầu trì tụng kinh văn.

“Đốt nến và đọc kinh. Khởi tâm thắp nến. Hào quang sáng bừng. Tâm thân thanh tịnh. Gạt bỏ phiền ưu. Thái thượng đại đan. Từ quang phổ chiếu. Thần tiên chứng đàn.Thắp nhang và đọc kinh. Hương phần bảo đỉnh. Khí đạt huyền không. Thần nhân hợp nhất. Yết kiến nguyệt cung. Thần thông linh hiển. Pháp hiện cửu vân. Đan điền linh tụ. Tâm quy mệnh lễ. Cáo hạ thần tiên.”

Quỳ xuống lễ 9 lạy, thành tâm đọc bài khấn.

“Con xin trấn minh nhất tâm quy mệnh lễ. Kính lạy Thượng Đế. Kính lạy Hỗn Côn Sư Tổ. Kính lạy Hồng Quân Lão Tổ. Kính lạy Ngọc Hoàng Đại Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế. Kính lạy Hàng Ma đại đế thánh quân, Trừ Ma đại đế thánh quân, Giáo Hóa đại đế thánh quân. Kính lạy Tam Thanh Sư Tổ, Nguyên Thủy Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn. Kính lạy Càn khôn đại chiến thần Cửu Thiên Huyền Nữ, Thái Thượng Lão Quân, Huyền Thiên Trấn Vũ. Kính lạy chính nhất tổng quản đại Thần Tài

Kính lạy: Chư vị Thần Tướng. Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng. Trung đàm thần tướng thiên thiên binh. Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã. Kính lạy Tứ Đức Thánh Mẫu. Kính lạy Tứ Hải Long Vương. Kính lạy, Tản Viên Sơn Thánh Đô Đại Thành Hoàng. Kính lạy, Quốc chủ Đại Vương cảm thần Bạch Mã Linh Lang, cùng chư vị Thánh Quốc. Kính lạy chư vị Sơn thần, Long thần, Thổ địa, Thổ công táo quân, Thổ kỳ, cùng chư vị thần tiên trong tam giới, hạ đàn chứng lễ.

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ giữa thiên địa minh chứng, chúng con nhất tâm thành kính sửa soạn lễ vật tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh tấu sớ kính trình lên Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư ngài, xin chư ngài gợi ý lên Thượng Đế khai ân minh xét cho toàn cõi trần gian được giải thoát mọi kiếp nạn, tất cả tà ma, quỷ trùng không làm hại được dương gian, mùa màng được bội thu, chúng sinh đều được hoan ca hưởng đại phúc, người tốt vì dân vì nước, người lương thiện, người không sát sinh, được tăng thọ, tích phúc, được ban cho tài lộc, quan lộc, phúc lộc, vận khí hanh thông vạn sự như ý nguyện.

Cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế, cùng chư ngài khai ân ban cho những linh hồn gia tiên của chúng con được hưởng đặc ân của Thượng Đế, được lên thiên giới hưởng đại phúc đại lộc.

Chúng con cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư ngài minh anh xoi xét để các vị Thần Tiên chuyên diệt quỷ trừ tà trong tam giới được ra tay trừng phạt những kẻ ác nhân thất đức, hách dịch cường quyền ở trần gian, trừng phạt bọn trùng yêu, tà quái làm hại mùa màng.

Chúng con trấn minh nhất tâm thành kính nguyện rằng: Cầu tài tài đến, cầu phúc phúc lai, cầu đức đức thịnh, cầu lộc lộc tồn, ỷ trượng chư thiên, cung đức giáng hạ, hương biến tam giới thấu cửu trùng thiên. Chúng con cầu nguyện cho bách gia trăm họ và nhân dân Việt Nam, gia toàn khang ninh, nhân an vật thịnh, hiển vinh thụ huệ, thế thế chi an, ngàn thu vạn vạn tuế.

Nguyện cầu cho toàn cõi chúng sinh trong tam giới đều được hưởng ân huệ của Thượng Đế, vạn vật tự nhiên đều vinh danh Thượng Đế.

Chúng con xin đa tạ. (x3)”

Đọc văn khấn xong quỳ lễ 9 lần.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 3 miền

1. Miền Bắc  

Theo truyền thống lâu đời của người Việt, mâm cúng dâng lên tổ tiên trong ngày Tết Đoan Ngọ không chỉ là biểu tượng của lòng thành kính mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và phong tục. Mâm cúng thường được chuẩn bị chu đáo với các loại trái cây mùa hè đặc trưng như vải thiều, mận chín, thể hiện sự tươi ngon, sum vầy và may mắn cho gia đình. Bên cạnh đó, rượu nếp – một món không thể thiếu – được xem là “vị thuốc” giúp thanh lọc cơ thể, diệt trừ sâu bọ, mang lại sức khỏe và sự an lành.

Cùng với đó, bánh gio (hay còn gọi là bánh ú tro, bánh tro) cũng là món truyền thống trong mâm cúng. Bánh được làm từ gạo nếp ngâm trong nước tro, gói trong lá chuối xanh, mang hương vị thanh mát, dễ tiêu, là biểu tượng của sự thanh khiết, giúp giải nhiệt, trừ tà khí trong cơ thể. Ngoài ra, trong mâm cúng còn không thể thiếu hương hoa, vàng mã để thể hiện lòng thành và kính cẩn dâng lên tổ tiên.

Tại miền Bắc, cơm rượu nếp cái hoa vàng là món đặc sản không thể thiếu trên mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ. Đây là loại cơm rượu nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon và màu sắc hấp dẫn, chỉ có thể tìm thấy ở một số vùng miền Bắc. Một số nơi còn thêm cơm rượu nếp cẩm để tăng thêm phần đa dạng cho mâm lễ. Người miền Bắc quan niệm rằng, rượu nếp không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn có khả năng tiêu diệt sâu bọ gây bệnh, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Ngoài những lễ vật chính, nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm các loại thuốc Nam, nước ngọt hoặc bánh trái khác tùy theo truyền thống địa phương. Mâm cúng Tết Đoan Ngọ vì thế không chỉ là nghi thức tâm linh mà còn là dịp để mọi người sum họp, sẻ chia và giữ gìn bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt.

2. Miền Trung

Ngoài những lễ vật truyền thống không thể thiếu, mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Trung còn được bổ sung bằng một số món đặc trưng riêng, thể hiện đậm nét văn hóa vùng miền.

Cơm rượu là một trong những món quan trọng, được lên men theo phương pháp cổ truyền truyền thống. Cơm rượu miền Trung thường có hình dạng những miếng nhỏ vuông vức, chín mềm từ bên trong ra ngoài, với vị ngọt thanh nhẹ và hương men đặc trưng, góp phần tạo nên nét riêng biệt trong mâm cúng.

Thịt vịt cũng được ưa chuộng trong mâm cúng ở miền Trung, bởi người dân nơi đây tin rằng thịt vịt có tác dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể rất hiệu quả. Ngoài ra, thịt vịt còn giúp bổ huyết và hỗ trợ tiêu hóa, rất phù hợp trong những ngày hè oi bức. Thời điểm Tết Đoan Ngọ cũng là lúc vịt béo ngậy, thịt ngon nhất, càng làm cho món ăn này thêm phần ý nghĩa và hấp dẫn.

Một món ăn đặc sắc khác không thể không nhắc đến là chè kê – một món ăn truyền thống khá phổ biến ở Quảng Nam. Chè kê được nấu từ hạt kê mềm nhừ, ngọt dịu và dẻo thơm, tạo nên hương vị thanh mát, dễ ăn. Món chè này vừa bổ dưỡng, lại vừa mang ý nghĩa cầu mong sức khỏe và sự an lành cho gia đình trong ngày lễ quan trọng này.

3. Miền Nam

Tại miền Nam, mâm cúng Tết Đoan Ngọ ngoài những lễ vật quen thuộc như hoa, trái cây, rượu nếp, bánh tro… còn được bày biện thêm nhiều món đặc trưng mang dấu ấn riêng của vùng đất phương Nam nắng ấm, hào sảng.

Cơm rượu miền Nam tuy cùng tên gọi với các vùng khác nhưng lại có hình thức và cách thưởng thức rất riêng. Cơm được vo tròn thành từng viên nhỏ trắng mịn, ngâm trong nước rượu pha chút đường ngọt, tạo cảm giác vừa thơm vừa thanh, ăn mát như xôi chè. Đây không chỉ là món ăn ngon mà còn mang ý nghĩa thanh lọc cơ thể, diệt sâu bọ – đúng tinh thần của ngày Tết “diệt sâu bọ”.

Bánh ú Bá Trạng cũng là món thường có mặt trong mâm cúng miền Nam. Bánh có phần tương tự bánh tro miền Bắc nhưng to hơn, dẻo hơn và đặc biệt có nhân mặn bên trong gồm đậu xanh, thịt ba chỉ, trứng muối… Gạo nếp được nhồi kỹ, gói trong nhiều loại lá như lá chuối, lá sen, mỗi loại lại mang đến một hương thơm riêng biệt. Đây là món bánh tượng trưng cho sự no đủ, sung túc và cũng là món quà quê mang đầy hoài niệm.

Chè trôi nước là món ngọt không thể thiếu trong nhiều gia đình miền Nam vào dịp Đoan Ngọ. Những viên chè trắng ngần, tròn trịa được làm từ bột nếp dẻo mịn, nhân đậu xanh nghiền nhuyễn bùi bùi, ngâm trong nước đường thơm mùi gừng và rưới thêm lớp nước cốt dừa béo ngậy. Không chỉ ngon miệng, chè trôi nước còn mang ý nghĩa trừ tà, diệt sâu bọ, cầu mong cho gia đạo bình an, thuận hòa.

Ngoài các món truyền thống, người miền Nam còn rất chú trọng đến cách bày biện mâm cúng sao cho đẹp mắt. Quả vải thiều – loại quả mùa hè đặc trưng – thường được chọn loại tươi ngon, chùm to, nhiều lá, vừa đẹp về hình thức vừa tượng trưng cho sự sum suê, viên mãn. Màu đỏ của vải cũng mang yếu tố may mắn, thịnh vượng theo quan niệm dân gian.

Nên cúng Tết Đoan Ngọ 2025 lúc mấy giờ?

Khung giờ được xem là chuẩn nhất và linh thiêng nhất chính là giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ). Đây không chỉ là thời điểm trùng với tên gọi “Đoan Ngọ” (tức lúc mặt trời lên cao nhất trong ngày), mà còn được coi là thời khắc giao hòa giữa âm – dương, giúp việc cúng bái thêm phần trang nghiêm và linh nghiệm.

Tuy nhiên, đối với những gia đình bận rộn, không thể thu xếp vào khung giờ Ngọ, vẫn có thể thực hiện nghi lễ vào khung giờ từ 7 giờ đến 9 giờ sáng. Đây cũng là một khung giờ hoàng đạo, rất thích hợp để tiến hành các hoạt động tâm linh, dâng hương lễ vật và tưởng nhớ tổ tiên.

Việc chọn giờ cúng không chỉ thể hiện sự chu đáo mà còn gửi gắm ước mong bình an, sức khỏe và may mắn đến cho gia đình.

Một số lưu ý khi cúng Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ không chỉ là dịp lễ truyền thống để tưởng nhớ tổ tiên, mà còn là thời điểm nhạy cảm về mặt phong thủy và năng lượng. Do đó, bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng và thực hiện nghi lễ đúng cách, người xưa còn truyền lại nhiều điều kiêng kỵ nhằm tránh xui rủi, bảo toàn tài lộc và sức khỏe cho cả gia đình.

  • Nên cúng vào giờ chính Ngọ: Lễ cúng tốt nhất nên được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12 giờ trưa) – đúng thời điểm “Dương khí cực thịnh”, cũng là lúc tà khí dễ bị trấn áp. Việc chọn thời điểm này không chỉ đúng theo quan niệm truyền thống mà còn giúp tăng tính linh thiêng cho nghi lễ.
  • Không để giày dép bừa bộn: Vào ngày Tết Đoan Ngọ, việc để giày dép lộn xộn, nhất là tại cửa ra vào, được cho là dễ mời gọi những luồng tà khí xấu xâm nhập vào nhà, ảnh hưởng đến vận khí và hòa khí của gia chủ.
  • Tránh mua sắm vật phẩm có hình thù kỳ quái: Trong ngày này, bạn cũng nên kiêng mua những vật dụng có hình dáng dị thường hoặc mang tính chất rùng rợn, vì dễ thu hút năng lượng âm, gây bất ổn tâm lý và sức khỏe cho người sở hữu.
  • Không nên lui tới những nơi u ám: Tránh dừng chân, tham quan hay đi qua các khu vực mang nhiều âm khí như nhà hoang, miếu đình bỏ hoang, nghĩa trang… Đây là những nơi dễ nhiễm sát khí, có thể ảnh hưởng đến tinh thần và vận khí nếu vô tình tiếp xúc phải.
  • Tuyệt đối không để rơi tiền, rơi ví: Theo quan niệm dân gian, làm rơi tiền bạc hoặc đánh mất ví trong ngày này chẳng khác gì để thất thoát tài lộc – tượng trưng cho việc của cải, vận may bị tiêu tan, dễ gặp trắc trở về tài chính trong thời gian sau đó.
  • Lưu ý khi ở khách sạn, nhà nghỉ trong dịp lễ: Nếu có nhu cầu lưu trú ở nơi khác trong dịp này, bạn nên tránh chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng dãy hành lang. Theo phong thủy, đây là những vị trí dễ tụ khí âm hoặc thu hút năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe và tinh thần người ở.

Lời kết 

Tết Đoan Ngọ không chỉ là dịp để người Việt tưởng nhớ tổ tiên mà còn là cơ hội thanh lọc thân tâm, cầu mong sức khỏe, bình an. Qua những bài văn khấn trang trọng và mâm cúng đầy đủ, mỗi gia đình đều gửi gắm niềm tin vào sự phù trợ của thần linh và tổ tiên. Giữ gìn và thực hành những nghi lễ truyền thống ấy chính là cách gìn giữ hồn cốt văn hóa Việt từ đời này sang đời khác.

Ghé blog Fahasa để xem thêm nhiều thông tin bổ ích khác!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
ƯU ĐÃI RIÊNG CHO BẠN

Nhập mã FAHASABLOG1 để được giảm ngay 20k khi mua hàng tại Fahasa.com

spot_img

XEM NHIỀU

spot_img